Tấm gương nhà khoa học vị nhân sinh – Tiến sĩ Phạm Văn Nhạ

tien-si-pham-van-nha

Khoảng cuối năm 2014, khi báo chí đưa tin một nhóm nhà khoa học Việt Nam, thuộc Trung tâm đấu tranh sinh học – Viện Bảo vệ thực vật đã tìm ra phương pháp nuôi cấy nấm Đông trùng Hạ thảo, tôi thực sự xúc động trước tài năng, trí tuệ Việt. Và cất công tìm gặp được chủ nhân của ý tưởng nuôi cấy nấm Đông trùng Hạ thảo, Tiến sĩ Phạm Văn Nhạ – Giám đốc Trung tâm Đấu tranh sinh học, tôi còn càng thêm nhiều khâm phục. Việc nuôi cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo không chỉ là niềm tự hào của riêng anh, mà còn là niềm tự hào của giới khoa học nước nhà.

GIAN TRUÂN ĐƯA Ý TƯỞNG THÀNH THỰC TIỄN

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo không phải là chuyện dễ dàng. Bởi vì đặc tính sinh học của chúng chỉ phát triển trên các cao nguyên lạnh giá quanh năm như cao nguyên Thanh Tạng, Tây Tạng ở Trung Quốc (có độ cao trung bình trên 4000m so với mặt nước biển). Ngoài đặc tính ở trên, chúng còn đòi hỏi nguồn dinh dưỡng, vật ký sinh phù hợp … để phát triển thành đông trùng hạ thảo. Hiểu rõ được những khó khăn đó, ngay từ khi nhen nhóm ý tưởng trong đầu, anh  Nhđã kiên định với những bước đi của mình.

Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội,  Tiến Sỹ Nhạ về làm ở Viện Bảo vệ thực vật từ năm 1998, chuyên ngành nấm ký sinh côn trùng. Sau khi học thạc sĩ ở Hàn Quốc cũng về lĩnh vực này vào năm 2004, anh được thầy hướng dẫn đề nghị ở lại làm việc. Trăn trở về việc sẽ làm điều gì có lợi hơn cho ngành nông nghiệp nước nhà đã thôi thúc anh quay về làm nghiên cứu sinh.

Trong quá trình làm về nấm ký sinh trùng, anh luôn mong muốn một ngày nào đó sẽ tạo thành công nấm đông trùng hạ thảo, loại dược liệu quý chữa bệnh cho con người. Nhưng do điều kiện về kinh tế, phòng thí nghiệm chưa cho phép nên anh chưa bắt tay nghiên cứu mà chỉ tìm tòi tài liệu về loại nấm này.

Nhưng những băn khoăn, trăn trở về việc nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo tại Việt Nam cứ thôi thúc mãi trong anh. Cho đến năm 2011, trong một lần đến Mỹ, thăm một trung tâm phòng chống  ung thư và thấy hiệu quả trong  nghiên cứu về đông trùng hạ thảo. Thiết nghĩ Việt Nam cũng đủ điều kiện để nuôi cấy loại “vàng dẻo” quý hiếm này, nên sau chuyến công tác đó trở về nước anh đã bắt tay vào nghiên cứu.

Ban đầu, anh quyết tâm đẩu tư khoản tiền cá nhân để nhập giống đông trùng hạ thảo  Cordyceps Militaris từ Trung tâm phòng chống ung thư của Đại học Missouri của Mỹ theo dạng đơn bào tử với chi phí hơn 1.000 USD một mẫu. Giống nấm này có nguồn gốc từ Tây Tạng (Trung Quốc) và được đại học của Mỹ phân lập. Tiếp đó, anh tập trung tìm hiểu công nghệ nuôi trồng, trong đó đi sâu vào thành phẩn môi trường dinh dưỡng; các yếu tố tác động như sinh thái, thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng; từ đó tạo điều kiện trong phòng thí nghiệm phù hợp cho nấm phát triển.

Để có một lứa đông trùng hạ thảo, mỗi lẩn thực hiện thí nghiệm phải mất hơn 3 tháng theo dõi ngày đêm. Ban đầu là nuôi cấy giống nấm vào ký chủ khoảng 35 – 40 ngày; tiếp đó là giai đoạn nấm phát triển ra quả thể thêm 60-75 ngày nữa. Suốt ba năm, hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác thất bại liên tiếp, nấm chỉ phát sinh hệ sợi chứ không ra được quả thể. Luôn tâm niệm “cứ làm rồi sẽ thành công” anh không nản chí.

Hôm nay nhớ lại quãng thời gian đó, anh vẫn tếu táo nói với chúng tôi rằng lúc đó mọi người bảo mình “hâm” vì cứ theo đuổi mãi một cái không biết có thành công không, nhưng thực ra chả ai biết mình đang “hâm có mục đích”. Suốt mấy năm, anh không có ngày nghỉ, kể cả ngày lễ tết mà vợ con vẫn thấy anh đi làm. Người ta đi làm nhiều thì mang về nhiều tiền, nhưng anh đi làm thì còn mang tiền nhà đi để đẩu tư nghiên cứu. Vượt qua biết bao khó khăn về điều kiện nghiên cứu, điều kiện kinh tế đến hôm nay chùm rễ đắng đó đã mang lại cho anh trái ngọt. Nấm đông trùng hạ thảo do anh và các đồng nghiệp tại  Trung tâm Đấu tranh sinh học, Viện Bảo vệ thực vật dày công nghiên cứu đã có chỗ đứng trên thị trường, và cạnh tranh được với sản phẩm ngoại nhập, với giá thành phù hợp hơn rất nhiều.

tien-si-pham-van-nha
Tiến sĩ Phạm Văn Nhạ

NHÀ KHOA HỌC VỊ NHÂN SINH

Thật không quá lời khi tôi gọi TS Phạm Văn Nhạ là nhà khoa học vị nhân sinh. Những nghiên cứu của anh luôn trăn trở thế nào để giá thành rẻ nhất, và đại đa số người dân đều được sử dụng. Với nấm đông trùng hạ thảo của anh, Do điều kiện kinh phí nên Trung tâm Đấu tranh sinh học tập trung vào hai hợp chất dinh dưỡng chính là Cordycepin có chức năng phòng chống u xơ, tiền ung thư và Adenosin là thuốc điều trị trong tim mạch. Trong đó, Cordycepin đạt 0,14 mg/gram sinh khối và Adenosine là 0,32mg/gram sinh khối. Kết quả này cao hơn nhiều lần so với  sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đến nay sản phẩm đã được bán ra ngoài thị trường và nhận được phản ánh tích cực  Đông trùng hạ thảo trên con ký chủ có giá 8 triệu đồng một lạng; còn trên môi trường sinh khối là 7-8 triệu đổng một kg. Dù số tiền so với giá ngoài thị trường và từ Trung Quốc đã giảm đi rất nhiều, nhưng anh và các đồng nghiệp vẫn còn trăn trở làm thế nào để giá thành được giảm tiếp, để người nghèo có thể tiếp cận được. Và để đông trùng hạ thảo trở thành một sản phẩm đại chúng, anh còn sẵn sàng chuyển giao công nghệ nuôi cấy cho một đơn vị có tiềm lực về kinh tế và có “cái tâm” vì nó liên quan đến sức khỏe.

Trong thời gian tới, TS Nhạ sẽ tập trung nghiên cứu về nấm dược liệu giá thành thấp, đặc biệt những loại nấm có thể trồng được từ phế phẩm nông nghiệp. Nghiên cứu này theo anh mang ý nghĩa rất lớn. Nó vừa giải quyết được vấn đề về môi trường ở nông thôn, vừa giải quyết được nhu cẩu về việc làm, an sinh xã hội, người quê không phải bỏ quê đi mưu sinh xa. Và anh sẵn sàng chuyển gia công nghệ cho bà con.

Nhìn lại những thành quả trong nghiên cứu khoa học của TS Phạm Văn Nhạ, không chỉ thấy rằng những cố gắng, nỗ lực của anh đều xuất phát từ niềm đam mê, từ tinh thần nhiệt huyết mà mọi thành công đều trả giá bằng gian nan, thử thách, và cả sự liều lĩnh trong đầu tư kinh tế. Dẫu biết rằng, con đường nghiên cứu khoa học còn là cả một chặng đường gian nan, đòi hỏi những người theo đuổi nó phải có đam mê, và nghị lực theo đuổi đến cùng. Với sức trẻ và nhiệt huyết của một nhà khoa học như anh, chắc chắn rằng anh sẽ còn làm được nhiều hơn nữa, những công trình mang dấu chân trí tuệ Việt.

“Nguồn: Trần Tuấn – Báo Tri Thức Phát Triển ”

Bài viết liên quan

4 Sự Thật Về Đông Trùng Hạ Thảo Việt Nam: Cordyceps Militaris

Sự thật về Đông trùng Hạ thảo Việt Nam (Cordyceps Militaris), một loại thảo dược...

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác: Cuộc đời, sự nghiệp, thành tựu của một Đại danh y

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, ông là một trong những...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Developed by Tiepthitute

Hotline: 094 241 6069